Dịch vụ - Cấy ghép Implant


I. Trồng răng Implant là gì? Cấu tạo của răng Implant.
Trồng răng Implant (còn gọi là cấy ghép Implant hay cắm Implant) là phương pháp cấy ghép trụ Implant (chân răng nhân tạo) vào xương hàm để thay thế chân răng cũ đã mất, sau đó một mão sứ được gắn lên trên nhằm tạo thành một chiếc răng hoàn chỉnh với hình dáng và chức năng gần giống như răng thật.

Cấu tạo răng Implant gồm 3 phần:

  • Trụ Implant: Là vật liệu nha khoa có dạng hình trụ thuôn dần được làm từ Titanium được kiểm nghiệm an toàn, đóng vai trò thay thế cho chân răng bị mất và nâng đỡ mão sứ/cầu răng sứ phía trên. Hiện trên thị trường có nhiều loại trụ Implant với xuất xứ, thương hiệu và đặc điểm khác nhau.
  • Abutment: Là vật liệu nha khoa có hình trụ dạng nghiêng hoặc thẳng, làm nhiệm vụ kết nối giữa trụ Implant và mão răng bên trên, có tuổi thọ lâu dài như trụ Implant.
  • Mão răng: Là phần răng được đặt trên Implant thông qua khớp nối Abutment, được làm từ chất liệu hợp kim hoặc sứ nha khoa, có hình dáng và màu sắc tương tự như răng thật nhưng rỗng ruột bên trong.


II.Những ưu điểm của trồng răng Implant
– Phương pháp cấy ghép Implant sẽ phù hợp với sinh lý tự nhiên hơn và không gây hại đến cơ thể người được cấy ghép.

– Tỷ lệ thành công rất cao và ưu việt hơn so với làm cầu răng hay những cầu giả tháo lắp thông thường.

– Khi cấy ghép thành công răng Implant thay thế 1 hoặc nhiều chiếc răng đã mất nhằm phục hồi chức năng ăn nhai, thẩm mỹ, phát âm như răng thật. Giúp giảm thiểu sự tiêu xương, ngăn chặn các bệnh lý và tác hại của việc mất răng gây ra.

– Cấy ghép răng Implant không phải mài các răng kế bên như phương pháp cầu răng cổ điển.

– Đặc biệt, khi trồng răng Implant có sử dụng rất lâu dài. Thậm chí là mãi mãi nếu được chăm sóc đúng cách.
 

                                                              Khách hàng sử dụng dịch vụ

Những trường hợp nào có thể cấy ghép implant?
Cấy ghép implant nha khoa là phương pháp trồng răng độc lập, không cần phải xâm lấn các răng kế cận, bác sĩ sẽ đặt trụ implant vào trong xương hàm tại vị trí răng mất, sau đó đợi khoảng 3 – 6 tháng khi implant tích hợp với xương hàm thì sẽ gắn mão răng sứ lên trên, hoàn tất quá trình trồng răng. Với kỹ thuật đặc biệt như vậy nên cấy ghép implant có thể áp dụng cho mọi trường hợp mất răng. Dưới đây là những trường hợp nên cấy ghép implant nha khoa thường gặp mà bạn có thể tham khảo:

  • Trường hợp mất răng riêng lẻ: Mất răng ở vị trí nào thì bác sĩ sẽ đặt trụ implant ngay tại vị trí đó rồi gắn răng sứ lên trên, không cần phải mài răng kế cận răng mất như phương pháp làm cầu răng sứ.
  • Trường hợp mất 2 răng cạnh nhau: Với trường hợp này cần phải cấy 2 trụ implant và phục hình bằng 2 mão răng sứ độc lập phía trên thì mới có thể đủ độ vững chắc, đảm bảo ăn nhai và thẩm mỹ lâu dài. Hoặc bạn cũng có thể làm phương án khác với 1 trụ là implant, trụ còn lại là răng thật và làm cầu răng sứ bên trên để tiết kiệm chi phí. Để thực hiện được phương án này thì răng thật phải chắc khỏe, và tất nhiên kết quả không bằng phương pháp cấy 2 implant.
Trường hợp mất nhiều răng cạnh nhau: Khi bị mất từ 3 răng liên tiếp trở lên, bác sĩ sẽ đặt số lượng trụ implant ít hơn số lượng răng đã mất, sau đó sẽ phục hình bằng cầu răng sứ để tiết kiệm chi phí. Số implant tối thiểu sẽ được
  • bác sĩ tính toán một cách kỹ lưỡng, chính xác dựa trên tình trạng cụ thể của mỗi người để đảm bảo lực nhai không bị quá tải trên implant.
  • Trường hợp mất toàn bộ răng: Thông thường với trường hợp này, bác sĩ sẽ đặt 6 – 8 trụ implant (1) riêng lẻ và phục hình 14 răng sứ trên 1 hàm. Trong một số trường hợp đặc biệt, có thể thực hiện cấy ghép implant all on 4 (đặt 4 trụ implant và phục hình bằng hàm giả tháo lắp).