Dịch vụ - Chăm sóc răng miệng cho trẻ nhỏ

Chăm sóc răng cho trẻ nhỏ
 


Sâu răng có thể gây ra nhiều vấn đề rắc rối cho trẻ. Nếu dạy trẻ về tầm quan trọng của việc chăm sóc răng miệng đúng cách ngay từ nhỏ, bạn có thể giúp ngăn ngừa sâu răng, mất răng và giảm đau cho trẻ.

Răng sữa giúp trẻ nhai thức ăn, nói rõ ràng và tạo khoảng trống cho răng vĩnh viễn mọc sau này
Nếu mất răng sữa sớm sẽ khiến trẻ thiếu tự tin khi giao tiếp vì hàm răng xấu hoặc nghiêm trọng hơn nếu viêm tủy răng xảy ra. Đây là bệnh cảnh nhiễm trùng nặng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân của trẻ.
Trẻ có thể bị sâu răng ngay khi chiếc răng đầu tiên bắt đầu mọc. Điều quan trọng là phải khám nha sĩ trong khoảng thời gian trẻ vẫn còn có răng sữa. Mặc dù trẻ sẽ mất răng sữa, nhưng việc chăm sóc răng sữa tốt sẽ hình thành thói quen tự vệ sinh răng miệng để bảo vệ răng vĩnh viễn khi chúng mọc lên lúc bé được 5 đến 6 tuổi.
Ngoài lịch khám răng định kỳ mỗi 6 tháng, bạn nên đưa trẻ đến khám nha sĩ:
Nếu răng trên và dưới không khớp với nhau khi nhai một cách chính xác
Ngay khi bạn hoặc trẻ nhận thấy có vấn đề với răng hoặc nướu
Nếu có những đốm đen trong hố hoặc rãnh tự nhiên của răng
Nếu trẻ dưới 9 tuổi uống thuốc có thể làm ố răng như tetracycline, antihistamin

hoàn chỉnh của hàm răng em bé sau này.

Mầm răng của bé được hình thành vào khoảng tuần 6 ~ 7 của thai kỳ. Từ tuần thứ 16 thai kỳ, men răng và ngà răng phát triển để bao bọc mầm răng. Sau đó, thân răng (còn gọi là xương ổ răng) được hình thành để bao bọc phần chân răng và tủy răng là hệ thần kinh nằm phía bên trong. Từ 6-7 tháng sau sinh, răng sữa của bé sẽ phát triển hoàn chỉnh, nhú ra khỏi lợi.

Vi khuẩn gây sâu răng không có trong miệng bé ngay khi được sinh ra mà thực chất bị lây từ miệng mẹ hoặc những người xung quanh thông qua việc hôn bé, bón thức ăn cho bé (từ ống hút, đũa hay thìa mà người lớn đã sử dụng).

Vi khuẩn gây sâu răng nhanh chóng sinh sôi ngay khi răng nhú. Trong đó, thời gian từ 6 tháng - 3 tuổi là thời kỳ bé dễ nhiễm vi khuẩn sâu răng nhất.

Những em bé mà mẹ có nhiều răng sâu cũng có nguy cơ sâu răng từ sớm rất cao. Vì thế, việc giữ 
vệ sinh răng miệng không chỉ tốt cho mẹ mà còn quyết định sức khỏe răng miệng của bé sau này. Cách lý tưởng nhất là bắt đầu phòng ngừa răng sâu cho bé ngay từ khâu chăm sóc răng miệng của người mẹ trong thời kỳ mang thai.